Tính năng

Giới thiệu tóm tắt về hệ thống SGIS Hospital Manager Hệ thống thông tin Hospital Manager quản lý hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện

có các đặc điểm cơ bản:

1. Công nghệ sử dụng:

 Hệ thống được xây dựng trên nền tảng công nghệ cơ sở dữ liệu PostgreSQL, phần mềm được viết bằng ngôn ngữ C++, do đó hoạt động với hiệu năng cao, không đòi hỏi nhiều ở phần cứng, vận hành ổn định và cho phép quản lý khối lượng dữ liệu cực lớn, vì vậy có thể lưu trữ thông tin về mỗi bệnh nhân trong thời gian 80 năm - hết cuộc đời của người bệnh mới loại bỏ ra khỏi hệ thống (đúng hơn là mới sao lưu để cất giữ vào thiết bị ngoại vi).

Hệ thống Hospital Manager rất mềm dẻo, cho phép người dùng cài đặt cấu hình phù hợp với bệnh viện được ứng dụng, từ cơ cấu tổ chức khoa, phòng, nhân sự đến cấu trúc của mạng lưới kho dược, vật tư y tế... Vì vậy hệ thống dễ dàng triển khai ứng dụng cho mọi loại cơ sở khám, chữa bệnh, từ bệnh viện đa khoa trung ương đến trạm y tế phường, xã, phòng khám tư nhân.

phan men quan ly phong kham

2. Phương thức quản lý thông tin bệnh viện:

Hệ thống quản lý một cách thống nhất, tổng thể hoạt động khám, chữa bệnh trong một bệnh viện. Cụ thể, quản lý thông tin về bệnh nhân, thông tin về bệnh và quá trình khám, điều trị (thời điểm đến khám ngoại trú, thời điểm nhập viện, chuyển phòng, chuyển khoa, chuyển viện, xuất viện, kết quả khám bệnh, kết quả chẩn đoán, thời điểm thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng, kết quả cận lâm sàng, quá trình sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, viện phí...).

Quản lý thông tin về công tác khám, chữa bệnh của y tá, y sỹ, bác sỹ cho bệnh nhân, quản lý công tác mua, nhập thuốc, hóa chất, vật tư y tế, máu, dinh dưỡng, công tác phân phối, cấp phát thuốc, hóa chất, vật tư y tế, máu, dinh dưỡng, quản lý công tác tính và thu viện phí, quản lý thông tin về tình hình dịch bệnh trên bản đồ thông tin địa lý (GIS)... được thực hiện trong một hệ thống thống nhất, liên hoàn, không bị trùng lặp, dư thừa.

 3. Quản lý tổng hợp thông tin về hoạt động của mạng lưới bệnh viện:

 Hệ thống cung cấp cho người có thẩm quyền các loại báo cáo thống kê về tình hình hoạt động (số lượng bệnh nhân nhập viện, xuất viện, được chữa khỏi bệnh, bị tử vong, hiện trạng thuốc, vật tư y tế, hóa chất, máu, dinh dưỡng tại các kho, tình hình thu viện phí, phí bảo hiểm phải trả...) của tất cả các bệnh viện có sử dụng hệ thống thông tin.

✅ Đối với lãnh đạo bệnh viện chỉ cần đăng nhập vào cơ sở dữ liệu của một trong các bệnh viện là sẽ có được các loại báo cáo nói trên đối với toàn bộ hệ thống bệnh viện.

4. Tuân thủ các chuẩn quốc gia và quốc tế được Việt Nam áp dụng:

Mã bệnh nhân theo định dạng Medisoft 2003;

Mã hoạt chất thuốc của WHO; + Mã bệnh tật ICD10;

Mã dịch vụ cận lâm sàng theo danh mục dùng chung của Bộ Y tế;

Định dạng hình ảnh JPEG, DICOM;

Mã địa giới hành chính theo quy định của Tổng Cục Thống kê;

Các mẫu biểu đơn, phiếu... theo quy định của Bộ Y tế;

Xuất hồ sơ bệnh nhân ra định dạng XML theo chuẩn 4210 (Quyết định 4210/QĐ – BYT)